Flywheel trong tiếng anh có nghĩa là bánh đà. Vậy nhưng với những người làm kinh doanh thì ý nghĩa của nó không chỉ mỗi vậy mà còn mang một ý nghĩa khác. Flywheel là một mô hình hoạt động kinh doanh được đánh giá cao và bắt đầu được sử dụng rộng rãi hiện nay. Các doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển mô hình kinh doanh cái phễu (Funnel) truyền thống sang mô hình flywheel. Vì sao mọi người lại chuyển qua sử dụng mô hình flywheel? Liệu nó có những lợi điểm nào tốt hơn so với các mô hình cũ? Áp dụng nó vào doanh nghiệp của mình liệu có khó không? Có thể có hiệu quả không? Hãy cùng Appon tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
1. Mô hình flywheel là gì?
Flywheel là gì?
Flywheel dịch tiếng việt là “bánh đà” được James Watt phát minh ra vào Thế kỷ XX sau khi ông chế tạo thành công máy hơi nước. Bản chất hoạt động của bánh đà là sau khi được tác động bởi một lực. Nó sẽ xoay quay vòng và có khả năng tích trữ lực. Nếu bạn tác động một lực vào bánh đà, nó sẽ bắt đầu quay. Sau đó với một động cơ được thiết kế chuẩn thì bánh đà sẽ tiếp tục quay dù bạn ngừng tác động lực, và quay nhanh hơn nếu bạn tiếp lực cho nó. Nó có khả năng tạo ra lực nên khi kết nối các bánh đà lại với nhau ta chỉ cần sử dụng một lực nhỏ nhưng có thể tạo ra một lực cực lớn cho động cơ hoạt động.
Khái niệm mô hình flywheel
Dựa vào sự hoạt động của bánh đà thực tế. Người ta liên
hệ cơ chế hoạt động đó vào góc độ kinh doanh và có được mô hình flywheel. Với cơ chế hoạt động giống như bánh đà. Flywheel ám chỉ một mục đích (động cơ) mà doanh nghiệp lồng ghép vào sản phẩm; vào mô hình kinh doanh của mình. Để sau quá trình sales & marketing thu khách hàng (giống lực ban đầu tác động lên bánh đà). Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tự động tăng trưởng dựa trên việc khách hàng liên tục sử dụng sản phẩm và giới thiệu thêm khách hàng mới (bánh đà tiếp tục tự quay và ngày càng quay nhanh nếu bạn tiếp tục tác động lực, tức doanh nghiệp đổ thêm nguồn lực sales & marketing).
Khi làm khách hàng hài lòng. Họ sẽ tiếp tục dùng,mua sản phẩm và thậm chí giới thiệu sản phẩm của bạn đến nhiều người hơn. Nhưng nếu doanh nghiệp mang đến trải nghiệm không tốt. Điều này sẽ làm cản trở việc doanh nghiệp có thêm khách hàng mới (Giống như lực ma sát cản trở vòng quay của bánh đà nếu vòng bi không trơn {trải nghiệm khách hàng không tốt}. Hoặc nếu động cơ không được thiết kế chuẩn {nếu kết cấu xây dựng flywheel không được xây dựng đủ tốt}).
2. Vì sao mô hình flywheel đang dần thay thế các loại mô hình kinh doanh khác?
Hiện tại hầu hết các hoạt động kinh doanh sales, marketing đều sử dụng mô hình phễu. Nhưng với sự phát triển về tư duy thì người ta nhận thấy mô hình phễu hiện nay đã trở nên lỗi thời và không mang lại được hiệu quả cao hơn so với mô hình bánh đà. Để biết vì sao mô hình flywheel vượt trội và hiệu quả hơn như nào thì ta hãy so sánh sơ qua giữa mô hình flywheel và mô hình funnel.
2.1 Mô hình phễu (funnel)
Mô hình phễu( hay còn được gọi là funnel) là mô hình phổ biến nhất trong các hoạt động kinh doanh. Chúng được xếp vào dạng mô hình tăng trưởng. Thông qua mô hình phễu, doanh nghiệp có thể chuyển hướng khách hàng từ tiềm năng thành khách hàng chính và trung thành. Hoạt động của mô hình được mô phỏng trên hình dáng của một chiếc phễu
Sự phát triển của mô hình funnel là theo phương tăng tiến từ đầu tới đuôi. Có điểm bắt đầu và điểm đến cụ thể. Vậy nên, khi quá trình khách hàng hóa thực hiện thành công thì mô hình phễu không còn phù hợp. Việc tiếp tục sử dụng mô hình funnel không đảm bảo sẽ giúp doanh nghiệp có thể khiến khách hàng đã mua thành trung thành. Hay việc áp dụng các chiến lược khác vào mô hình này đều gặp khó khăn.
2.2 Sự vượt trội của mô hình bánh đà so với mô hình phễu
Thực tế cho thấy rằng mô hình phễu còn tồn tại nhiều hạn chế so với xu thế kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, những hạn chế đấy có thể được lấp bằng những ưu điểm từ mô hình flywheel.
Về cơ thế hoạt động:
- Mô hình flywheel không hoạt động tăng tiến theo đường thẳng mà nó là một quá trình tuần hoàn liên tục.
- Khách hàng là trung tâm. Các hoạt động kinh doanh liên quan luôn phát triển từ nhu cầu của khách hàng.
Khác với những loại mô hình khác thì mô hình bánh đà hoạt động theo cơ chế tuần hoàn, diễn ra liên tục. Điều này đảm bảo nguồn đầu vào không làm ảnh hưởng tới nguồn đầu ra. Và với mô hình bánh đà thì cũng tạo nên sự thay đổi hành vi tác động tới khách hàng. Thay vì vị trí của khách hàng là ở cuối cùng như trong mô hình phễu thì họ sẽ trở thành trung tâm. Mọi bước hoạt động sẽ đều xoay quanh kh3ách hàng.
Cụ thể thì ta lấy khách hàng làm trục chính. Các vấn đề về dịch vụ, marketing hay sales đều xoay xung quanh nhu cầu của khách hàng. Ta chỉ mang đến những thứ mà khách hàng muốn; khách hàng cần và trông đợi. Áp dụng hiệu quả mô hình flywheel sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đi cực kì nhiều.
Về khả năng rút ngắn các giai đoạn
Một tiêu chí cho thấy sự vượt trội của mô hình flywheel đó chính là khả năng rút ngắn các giai đoạn. Thay vì 4 giai đoạn như các mô hình khác. Flywheel chỉ cần trải qua 3 quá trình trọng tâm AED đó là:
- Attract( thu hút khách hàng): Giai đoạn này ta sẽ tạo sự chú ý tới khách hàng qua các quảng cáo, các sự kiện, minigame,… để gây ấn tượng tới khách hàng. Cần đánh trúng vào tâm lý muốn mua hoặc đang tìm hiểu của khách hàng để lên những nội dung content phù hợp.
- Engage(Tương tác): Ngay sau khi tiếp cận được khách hàng. Flywheel tiếp tục xây dựng và tạo một mối quan hệ thân thiết, bền chắc với họ. Ta cần thường xuyên tương tác, nói chuyện, tận tâm tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình trước mọi vấn đề khách hàng gặp phải để tạo được cảm tình và lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp.
- Delight(làm hài lòng khách hàng): Giai đoạn này ta cần đảm bảo đáp ứng tốt mọi yêu cầu từ phía khách hàng. Lắng nghe và giải đáp nhanh nhất những thắc mắc, vấn đề gặp phải của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Có như vậy thì ta mới có thể chiếm được sự tin tưởng vào doanh nghiệp của khách hàng. Từ đó biến họ trở thành một promoter(người quảng cáo) cho doanh nghiệp.
3. Áp dụng mô hình flywheel vào trong doanh nghiệp
3.1 Những điểm quan trọng cần chú ý khi triển khai mô hình flywheel.
- Nếu thực hiện đúng cách. Mô hình flywheel sẽ tự “xoay” liên tục và tạo ra cho bạn một dòng chảy khách hàng tiềm năng bền vững. Bạn không cần bỏ một khoản chi phí lớn ra riêng để tìm khách hàng nữa. Mà có thể vừa bán hàng vừa tìm kiếm được khách hàng.
- Khách hàng có thể sẽ thoát khỏi giai đoạn vòng quay khi họ gặp phải sự khó chịu trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm của bạn. Loại bỏ được những điều đó sẽ giúp flywheel của bạn tự xoay tốt hơn. Không bị đứt quãng.
Content là thứ nên chú trọng trong flywheel. Bởi vì một nội dung không tốt cũng sẽ trở thành một chướng ngại vật cho vòng xoay.
3.2. Áp dụng flywheel vào doanh nghiệp
3.2.1 Áp dụng trong marketing
Thu hút
Bước đầu tiên để thực hiện marketing đó chính là tiếp cận tới khách hàng.Ta có nguyên tắc tiếp cận khách hàng sau: Đúng người, đúng lời, đúng thời điểm.
- “Đúng người” ở đây là những đối tượng khách hàng quan tâm tới sản phẩm. Bạn không thể nào bán máy cạo râu cho phụ nữ được. Ta cần xác định đúng đối tượng khách hàng cần hướng đến. Ai quan tâm đến loại doanh nghiệp mình kinh doanh thì mình mới bán được hàng.
- “Đúng lời “là chỉ đưa ra những nội dung liên quan và có khả năng giải quyết vấn đề mà khách hàng đang quan tâm tới.
- Đúng thời điểm là khi họ cần tới. Thì bạn xuất hiện ngay. Luôn đi theo kịp với xu hướng và đón đầu xu hướng trong lĩnh vực của mình.
Đừng quên bước đo lường để luôn biết chắc bạn đã làm được gì và cần cải thiện gì nhé.
Tương tác
Ở giai đoạn này. Bạn cần chiến lược để tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng: Khách hàng ở đâu – bạn ở đó. Doanh nghiệp hãy tận dụng triệt để sức mạnh của các nguồn kênh quảng như từ email, chatbot, sms,… luôn là người chủ động trong việc tương tác với khách hàng thì bạn sẽ có được thiện cảm từ họ.
Thỏa mãn
Cách đơn giản nhất để làm khách hàng thỏa mãn. Chính là cung cấp những nội dung khách hàng mong muốn. Bạn có thể sử dụng nhiều content khác nhau trước khi biết chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn yêu thích gì.
Ví dụ như nếu sử dụng các minigame viral. Nếu có thể thu hút và làm khách hàng cảm thấy vui vẻ khi tham gia thì hãy thường xuyên tạo sự kiện tổ chức các minigame để thu hút và giữ sự yêu thích thương hiệu của khách hàng được lâu hơn.
3.2.3 Áp dụng trong sales
Nhân viên sales trong các giai đoạn của flywheel chỉ xuất hiện khi đối tượng tiềm năng đã biết đến sản phẩm và chủ động yêu cầu được tư vấn. Lúc này, nhân viên sales sẽ giải quyết những thắc mắc, những khó khăn mà họ đang gặp phải; đang quan tâm ở sản phẩm.
Thu hút
Xây dựng lòng tin nơi khách hàng rằng bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề họ gặp phải. Tốt nhất thì nên để họ tự đặt lịch hẹn với nhân viên tư vấn để thảo luận vấn đề. Tận dụng các cuộc trò chuyện và gọi điện để kết nối; làm thân và có thể gây dựng sự tin tưởng với họ. Qua đó chuyển đổi họ thành khách hàng của bạn bất cứ lúc nào.
Tương tác
Thường xuyên liên lạc với những đối tượng có khả năng sẽ trở thành khách hàng bằng cách luôn giữ liên lạc với họ. Doanh nghiệp nên tập trung tự động hóa từng mẩu nhỏ trong quy trình bán hàng với luồng đi rõ ràng để sắp xếp mọi bước nó logic hơn. Có thể phản hồi lại khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Thỏa mãn
Những cuộc gặp gỡ được chuẩn bị kỹ càng. Không những giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn mà còn giúp công việc của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
3.2.3 Trong dịch vụ(Service).
Chăm sóc khách hàng là một yếu tố rất quan trọng tạo ra lực đẩy cho flywheel. Để cho bánh đà tiếp tục quay thì việc tạo lực đẩy là rất cần thiết. Doanh nghiệp phải luôn có mặt khi khách hàng cần. Nếu như bạn làm cho một khách hàng không hài lòng. Đó cũng có thể là tác nhân không nhỏ ngăn chặn các đối tượng tiềm năng dự định đi vào bánh đà của bạn. Chỉ một review không tốt về doanh nghiệp sẽ tạo ra sự e ngại tới những khách hàng tiếp theo. Rõ ràng. Thái độ của những người đã sử dụng sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng người đang cân nhắc đến việc mua sản phẩm của bạn.
3.3 Một vài phương tiện triển khai content marketing theo mô hình flywheel
Với mô hình flywheel. Doanh nghiệp nên sử dụng trong nhiều bộ phận như: Marketing; Sales; Customer Support;… Để có thể tạo một trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Tôi có liệt kê ra một số phương tiện có thể triển khai mô hình flywheel hiệu quả. Mời các bạn tham khảo qua
3.3.1 Website
Website luôn là một phương tiện cực kỳ quan trọng cho marketing. Và còn đóng vai trò quan trọng hơn trong việc kích hoạt và tạo đà xoay cho mô hình bánh đà Flywheel. Điểm mấu chốt của website là Khách hàng sẽ tiếp cận những thông tin này tại thời điểm mà họ sẵn sàng nhất.
Giai đoạn thu hút (Attract)
Landing page hoặc các trang miêu tả sản phẩm trên trang web gần như đóng vai trò chủ chốt, giúp khán giả dễ dàng tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Những bài blog cũng góp phần kéo traffic về trang web của bạn. Giúp bạn có một nguồn khách hàng mới (người lạ) lớn hơn. Tập trung chú ý phát triển content marketing chất lượng, những sự kiện hoặc các minigame viral thu hút sẽ giúp bạn biến những người lạ này thành khách hàng tiềm năng.
Hiện tại Appon đang là một trong những nền tảng tạo App builder ổn định và dễ sử dụng nhất hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo ra một trang landing page hoặc 1 minigame cho mình bằng cách sử dụng các mẫu có sẵn của chúng tôi và thay đổi nó đi. Hoặc bạn có thể liên hệ với chuyên gia bên chúng tôi để thiết kế những app landing page, celling page, gamification tốt phục vụ hiệu quả cho việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Bước tiếp cận khách hàng mới này là bước rất khó khăn. Vậy nên hãy đầu tư vào nó thật nhiều để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu doanh nghiệp bạn không có những phòng ban làm về lập trình. Thì bạn cần thuê những chuyên gia đến để quản lí. Tạo và thiết lập trang web sao cho tối ưu cho việc tìm kiếm của khách hàng.
Giai đoạn tương tác (Engage)
Nếu bạn không gắn những công cụ chat trực tiếp vào trang web. Giai đoạn engage thường không diễn ra nhiều ở website. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng những trang case study. Hoặc để hiển thị những nhận xét của khách hàng trước đây ngay trên trang nhất của mình. Những thông tin này sẽ góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành hiệu quả hơn.
Giai đoạn thỏa mãn (Delight)
Giai đoạn delight thường diễn ra sau khi khách hàng đã mua hàng. Bạn không được phép bỏ quên khách hàng sau khi bán được sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng website của để chứa những thông tin hữu ích cũng như cách sử dụng sản phẩm; những mẹo vặt để tận dụng tối đa sản phẩm họ vừa mua..v.v… Để khách hàng luôn có sự theo dõi và có thể được giải đáp thắc mắc ngay tại website. Nội dung website chất lượng sẽ giúp ánh nhìn của khách hàng với công ty tốt hơn.
3.3.2 Social media
Trong thời đại hiện nay. Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của mạng xã hội trong việc phát triển thương hiệu và kinh doanh sản phẩm. Nếu website được coi như một bệ đỡ cho chứa nhiều thông tin hữu ích (mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát). Thì trên các trang mạng xã hội. Đó là nơi để bạn quảng bá và phát triển chính những nội dung trên website của mình tới nhiều khách hàng hơn.
Giai đoạn Attract
Một công cụ hữu ích nhất của social media là chạy quảng cáo để làm tăng nhận diện thương hiệu. Doanh nghiệp nên có những fanpage cá nhân và xây dựng nội dung cụ thể cho các hội nhóm đó. Sử dụng các minigame facebook; các bài viết có chất lượng cao và theo kịp xu thế. Sẽ giúp tương tác fanpage của bạn gia tăng rất nhiều. Thông qua đó. Ta có thể quảng bá thương hiệu và sản phẩm tới đối tượng khách hàng có cảm tình với doanh nghiệp.
Giai đoạn Engage
Tận dụng các nền tảng mạng xã hội và loại bỏ những chướng ngại vật này bằng việc chia sẻ các content hữu ích. Tập trung vào những content trả lời các câu hỏi mà khán giả có thể có (về cách mua hàng, về công dụng của sản phẩm, …). Hoặc tổ chức livestream để trực tiếp trả lời những câu hỏi này.
Giai đoạn Delight
Quảng bá những content bổ ích, mẹo vặt. Những kiến thức bổ ích có sẵn trên website lên chính trang social của doanh nghiệp. Điều quan trọng là duy trì được sự thú vị và có lượng tương tác không giảm qua những bài viết của kênh.
3.3.3 Các kênh giao tiếp với khách hàng như mail, sms, messenger…
Bạn chỉ nên sử dụng những kênh giao tiếp này với khách hàng sau khi mối quan hệ giữa bạn và khách hàng đã có một nền tảng tương đối tốt. Các kênh giao tiếp sẽ rất hiệu quả trong giai đoạn thỏa mãn khách hàng sau khi họ đã mua sản phẩm. Việc giữ liên lạc với nhau sẽ tạo nên sự thân thiết. Cũng như là khiến cho khách hàng quý mến doanh nghiệp hơn. Việc giới thiệu cho những khách hàng khác sẽ diễn ra. Và vòng quay flywheel sẽ chạy tiếp tục.
4. Kết luận
Dù doanh nghiệp của bạn sử dụng mô hình phễu hay flywheel. Thì việc quan trọng vẫn là cần đều đặn cập nhật tin tức để có thể nắm được xu thế; công nghệ mới. Vì những điều này ảnh hưởng trực tiếp lên hành trình khách hàng; và cách họ nhìn nhận một thương hiệu. Giữ cho mình sự linh hoạt cần thiết để kịp thích ứng với những thay đổi nhanh chóng này. Trên đây là những thông tin về mô hình flywheel. Hy vọng những kiến thức trên có ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại trong những bài viết khác của Appon nhé.
Xem thêm: Tăng doanh thu bán hàng bằng Gamification marketing? Tại sao không?