Định vị thương hiệu là một trong những công việc quan trọng nhất của doanh nghiệp. Dù là là giai đoạn bắt đầu đến những giai đoạn sau này của doanh nghiệp thì việc định vị thương hiệu vẫn là vấn đề sống còn với doanh nghiệp. Vậy định vị thương hiệu như nào? Sử dụng cách gì? Phương pháp nào để có thể định vị? Dưới đây là 9 phương pháp định sẽ là 9 gợi ý để bạn có thể xác định điểm khác biệt và hoạch định một chiến lược định vị thương hiệu thành công cho riêng mình. Cùng Appon tìm hiểu ngay nhé!
Định vị thương hiệu là gì?
Xem thêm: [Chia sẻ] Các bước để định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
Khái niệm: Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng ( Theo P.Kotler – Cha đẻ của Marketing hiện đại)
Cốt lõi của định vị thương hiệu là để giành lấy niềm tin. In sản phẩm của mình vào tâm trí và nắm được cảm xúc của khách hàng để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường so với đối thủ. Vì vậy nên chiến lược định vị đòi hỏi người lên chiến lược phải sáng suốt, khôn ngoan cũng như phải có khả năng thời sự tốt.
Vì sao phải định vị thương hiệu?
- Tạo ra sự khác biệt: Việc có thể cho khách hàng thấy được sự khác biệt của bạn giữa vô vàn các doanh nghiệp cạnh tranh. Đơn giản là: Có người biết đến- Có tiếng nói- Có độ tin tưởng- Có doanh thu. Hiệu quả luôn đến từ sự khác biệt. Người thành công luôn có lối đi riêng.
- Duy trì vị thế trên thị trường: Cuộc chiến mà không có sự định vị thương hiệu thì thật sự khó lòng có thể giành được thị phần trong khi các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng vững mạnh. Dù có là các công ty 100 năm như Coca cola đi chăng nữa thì việc không duy trì được định vị thương hiệu trên thị trường thì rồi cũng sẽ bị các đối thủ mới nổi lên chiếm lấy khách hàng. Vậy nên việc định vị thương hiệu là phải luôn luôn liên tục không thể lơ là.
- Tăng doanh thu: Khi khách hàng đã tin tưởng doanh nghiệp. Thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng.
- Duy trì hình ảnh thương hiệu bền vững: Khi thương hiệu định vị thành công. Đối thủ sẽ rất khó khăn và dường như là không thể để chiếm được vị trí của thương hiệu của bạn. Vị trí thương hiệu tạo nên sức mạnh trường tồn của thương hiệu.
Ví dụ như Apple. Mặc dù có sự cố gắng cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc và Samsung. Vậy nhưng thị phần điện thoại cao cấp toàn cầu vẫn luôn do Apple nắm trọn. Rất khó cho các hãng điện thoại khác có thể tạo cho khách hàng suy nghĩ rằng là. Nếu bỏ ra 30 40tr thì mình sẽ mua điện thoại khác ngoài iphone.
9 phương pháp định vị thương hiệu nổi bật nhất
Thị trường ngày càng chật chội. Có hàng nghìn công ty mọc lên như nấm. Trong khi khách hàng càng trở nên khó tính và cân đo đong đếm trong từng lựa chọn. Định vị thương hiệu là chìa khó thành công mà mỗi doanh nghiệp buộc phải có. Dưới đây là 9 phương pháp định vị thương hiệu để lôi kéo niềm tin khách hàng và định vị thương hiệu hiệu quả.
1. Định vị dựa vào chất lượng
Thương hiệu lớn mạnh đến đâu cũng phải có giá trị cốt lõi tốt. Đó là những sản phẩm tốt. Nếu sả phẩm của bạn không tốt thì dù marketing định vị mạnh cỡ nào cũng chỉ gây ra phản ứng ngược và không đảm bảo tính bền vững. Một sản phẩm, dịch vụ chất lượng dù tốt hay tệ thì cũng không có chuyện mọi khách hàng đều cảm thấy như vậy.Có người thấy tốt. Có người thấy không tốt. Chất lượng sản phẩm luôn chỉ mang hướng tương đối mà thôi. Vậy nên việc cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người là điều không thể. Ta chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng chính. Những người mà cảm thấy là sản phẩm của ta phù hợp với họ.
Cũng như Honda. Tại các thị trường khác như hàn, châu âu… họ không thực sự được ưa chuộng. Nhưng ở Việt Nam. Honda thành công khi có được hình ảnh tốt trong tâm trí đại đa số người dân Việt Nam tại phân khúc xe máy chất lượng và giá cả bình dân qua những chiến dịch quảng cáo hiệu quả vào những năm đầu 2000-2010.
2. Định vị dựa vào giá trị
Giá trị luôn là thứ mà mỗi khách hàng luôn tìm kiếm khi lựa chọn một thương hiệu. Ở đây. Định vị dựa vào giá trị tức là đem lại những lợi ích gì so với số tiền khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ. Trong quá khứ, mọi người thường đánh đồng những thương hiệu hoạt động với cơ chế này là các thương hiệu “giá rẻ”. Giá rẻ cũng có thể coi là một nhược điểm. Khiến cho thương hiệu trở nên không được coi trọng.
Nhưng ngày nay, định vị dựa vào giá trị đã phát huy được sức mạnh của nó. Thương hiệu có được sức mạnh rất bền vững trong lòng khách hàng vì khách hàng bị thuyết phục hoàn toàn về giá cả và chất lượng. Hàng loạt các thương hiệu với định vị “giá rẻ” đã ra đời.
Xiaomi là một trong những hãng đi theo hướng định vị giá rẻ. Với những sản phẩm rẻ hơn các sản phẩm cùng chất lượng từ 30-40% giá tiền. Xiaomi chấp nhận ăn lãi từ mỗi sản phẩm ít hơn. Nhưng đổi lại họ bán được nhiều sản phẩm hơn. Với cùng một chất lượng nhưng sản phẩm của Xiaomi luôn thấp hơn. Vậy nên Xiaomi đã chiếm lĩnh các thị trường đông dân tại Châu Á như Ấn độ, Indonesia,…
3. Dựa vào tính năng
Dựa vào tính năng của sản phẩm để truyền tải thông điệp định vị rõ ràng. Giúp khách hàng nhận thức, ghi nhớ, có cảm tình tốt với sản phẩm ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Đây là phương pháp định vị được sử dụng khá phổ biến và tận dụng triệt để những ưu thế của sản phẩm. Chiến lược định vị này dễ dàng chiếm được niềm tin, cảm tình của khách hàng. Nhưng không phải tính năng này không có hạn chế. Phương pháp này tạo điểm khác biệt (USP). Tính năng khác biệt không thể duy trì được mãi. Nó sẽ mất tác dụng khi đối thủ có tính năng tương tự và áp dụng nó hiệu quả hơn. Vì vậy, định vị dựa vào tính năng chỉ áp dụng cho một số sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt, khó bắt chước theo.
4. Định vị dựa vào mối quan hệ
Việc tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu với khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh, tương tác tốt với khách hàng sẽ chạm tới trái tim khách hàng. Thông điệp định vị khi nhận được tương tác của khách hàng, sức mạnh được cộng hưởng rất mạnh. Như Apple với slogan “Think different” mong muốn mọi người suy nghĩ khác về máy tính. Đến hiện nay nó bao gồm rất nhiều nghĩa. Khi mà Apple luôn luôn có hướng đi khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Và đến bây giờ thì điều đó vẫn có tác dụng khi khách hàng luôn mặc định về điện thoại là bao gồm Iphone và các hãng khác.
5. Dựa vào mong muốn
Khi khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn. Họ có mong muốn sản phẩm của bạn có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ. Định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin hay cảm giác họ trở thành người họ muốn, đến nơi họ thích hay có được niềm vui, hứng khởi trong cuộc sống. Giải quyết được mong muốn của khách hàng thì bạn sẽ định vị được thương hiệu của mình.
6. Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp
Một phương pháp định vị hiệu quả giúp gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng chính là định vị dựa trên vấn đề hoặc giải pháp. Cụ thể. Đây là chiến lược định vị thương hiệu với mục tiêu để khách hàng thấy rõ được rằng là thương hiệu sẽ giúp khách hàng giải quyết ngay lập tức vấn đề đau đầu mà họ đang gặp phải.
Với những doanh nghiệp bán các sản phẩm thuốc, dụng cụ lao động hoặc những loại hàng tiêu dùng nhanh thì chiến lược định vị thương hiệu này đặc biệt thích hợp
7. Dựa trên đối thủ
Một chiến lược dựa trên sự so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu của mình. Chiến lược được rất nhiều thương hiệu áp dụng, có thể ví dụ như cuộc chiến không hồi kết của Coca Cola vs Pepsi, Samsung vs Apple, Milo vs Ovaltine….
8. Định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc
Một trong những chiến lược định vị hiệu quả và dễ thành công nhất. Lý do bởi cảm xúc là thứ kích hoạt con tim và từ từ xâm nhập vào tâm trí. Cảm xúc xuất phát từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm và quan trọng hơn hết nó đánh trúng sở thích, mối quan tâm, sự thân thuộc của khách hàng. Thực tế đã chứng minh. Chiến lược định vị này mang lại hiệu quả rất cao. Như sự trở lại của Bitis qua dự án tiếp thị “Nâng niu bàn chân Việt”. Đã giúp cho doanh nghiệp này từ bờ vực sắp suy tàn quay trở lại mạnh mẽ và hiện tại đã và đang được người dùng tại Việt Nam tin tưởng và sử dụng.
9. Định vị dựa trên công dụng
Nhiều thương hiệu đi theo một hướng khác là họ định vị dựa trên lợi ích mang lại cho khách hàng, hay chính là công dụng của sản phẩm. Đây là một định vị an toàn, chiếm được lòng tin và ưu ái của khách hàng. Tiêu biểu như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của Prudential hay “Sơn đâu cũng đẹp” của Nippon.
4. Kết luận
Trên đây là những thông tin về 9 phương pháp định vị thương hiệu. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp cho các bạn trong việc xây dựng kế hoạch định vị cho thương hiệu của mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết khác của Appon nhé
Xem thêm: Quảng cáo là gì? Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay.