[Chia sẻ] Các bước để định vị thương hiệu cho doanh nghiệp

cac-buoc-de-dinh-vi-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-4

Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu. Ta thường nghe đến cụm từ định vị thương hiệu. Hiểu đại khái thì định vị thương hiệu là cách giúp cho doanh nghiệp của bạn được khách hàng nhớ tới. Nhưng cụ thể hơn. Định vị thương hiệu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và khách hàng. Trong bài viết này, Appon sẽ chia sẻ cho bạn về việc định vị thương hiệu với doanh nghiệp có lợi ích như nào. Cũng như cách để định vị thương hiệu cho doanh nghiệp.

1. Định vị thương hiệu là gì?cac-buoc-de-dinh-vi-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-3

Định vị thương hiệu là việc vị trí của cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng. Giúp khách hàng nhận biết được sự khác biệt của thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Việc định vị được thực thi bằng chiến lược marketing và chế tạo sản phẩm. Giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt. Một doanh nghiệp định vị thương hiệu thành công là doanh nghiệp sở hữu được những những ấn tượng với khách hàng trong lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động. Có thể là ấn tượng từ slogan, ấn tượng từ sản phẩm…

Theo hiệu ứng tâm lý học Einstellung effect. Tạm dịch là: “hiệu ứng xu thế cố định”. Hiệu ứng này chỉ ra rằng tâm lý con người luôn sợ bị thay đổi.Thương hiệu tạo ra ấn tượng đầu tiên sẽ trở thành thương hiệu “độc tôn trong nhận thức” của họ.

chia-se-cac-buoc-de-dinh-vi-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-5 Rất khó để thay đổi điều này. Một thương hiệu thành công giống như công tắc trong trí nhớ của khách hàng. Khi họ muốn bật điện phòng bếp họ sẽ bật công tắc điện đó. Còn khi nhắc đến một từ khoá sản phẩm. Ví dụ như điện thoại. khách hàng ngay lập tức gợi nhớ, liên kết đến thương hiệu Apple, Samsung. Có nghĩa là định vị thương hiệu đã thành công.

2. Vai trò của định vị thương hiệu như thế nào trong chiến lược thương hiệu?

Bạn có thắc mắc rằng tại sao các sản phẩm của Apple, Gucci, Loius Vuitton,… Bán với giá cực kì cao đến mức vô lý. (Như chiếc khăn lau màn hình của Apple có giá tới tận 500.000vnđ). Nhưng vẫn có lượng khách hàng ổn định. Sẵn sàng trải nghiệm mọi dịch vụ/sản phẩm mà không quan tâm giá cả không? Đó là nhờ định vị thương hiệu.

Trong bước đầu xây dựng. Định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định đối thủ cạnh tranh; xu hướng của sản phẩm trên thị trường một cách rõ ràng. Từ đó, thương hiệu hoạch định chiến lược cụ thể tiếp cận khách hàng và các hoạt động truyền thông diễn ra đạt hiệu quả. Bên cạnh đó thì việc định vị còn là công cụ đắc lực giúp mở rộng doanh nghiệp trong tương lai. Bạn không cần phải tốn quá nhiều chi phí để lập chiến lược thương hiệu mới. Mà vẫn có độ uy tín nhất định đối với khách hàng.

Ví dụ như Xiaomi ngoài bán điện thoại ra họ còn bán những sản phẩm dân dụng hàng ngày. Khi thương hiệu của Xiaomi đã được định hình trong tâm trí người dùng là sản phẩm rẻ nhưng chất lượng cao. Thì dù là điện thoại hay máy hút bụi đi chăng nữa người ta cũng mặc định áp cái suy nghĩ đó vào sản phẩm.

3. Các bước định vị thương hiệu

Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) là tập hợp các nhóm người mà sản phẩm hướng tới. Nói cách khác. Họ chính là người có thể bỏ tiền ra mua sản phẩm. Vì vậy việc xác định đúng đối tượng này sẽ giúp cho công tác định vị chính xác hơn. Đỡ tốn kém chi phí quảng cáo cũng như định hướng được cho thương hiệu của doanh nghiệp cụ thể hơn.

Ví dụ: Các sản phẩm thuốc bổ thận sẽ có khách hàng mục tiêu là nam giới trong độ tuổi 25-60, có vấn đề về thận hoặc sinh lý nam, có kinh tế ổn, quan tâm và khả năng cao sẽ sử dụng sản phẩm… Những chi tiết đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định tiêu thức định vị ở các bước sau này.

chia-se-cac-buoc-de-dinh-vi-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-6
Bạn có thể định vị dựa trên công tác phân tích 5W – 1H:

Xem thêm: Cải thiện định vị thương hiệu với Gamification! Tại sao không?

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình cũng chính là đối tượng khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Bản chất của định vị thương hiệu là tạo sự khác biệt trong tâm trí của khách hàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu phương án định vị của đối thủ trước khi quyết định lựa chọn hướng đi của riêng mình để làm sao khác biệt và không đi vào các vết xe đổ của đối thủ đã trải qua.

Giả dụ như công ty Cocacola dự định tung ra một loại nước uống mới chẳng hạn. Họ sẽ phải tìm hiểu tất cả các sản phẩm cùng loại trên thị trường, thăm dò xem khách hàng nghĩ về các sản phẩm đó thế nào… Ví dụ như là Cocacola muốn ra một mẫu sản phẩm nước ngọt không calo. Họ sẽ phải tham khảo xem khách hàng có thích những sản phẩm nước có ga không calo của các hãng khác hay không. Doanh thu cơ bản của họ như nào. So với các loại nước khác thì có được ưa chuộng hay không….

Bước 3: Nghiên cứu các thuộc tính sản phẩm

Tất cả những thuộc tính nào có sự ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng thì đều cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Ở đây ta nói đến USP (Unique Selling Point) có thể dịch nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất

Xem thêm : USP Là Gì? 4 Bước Giúp Bạn Tạo Một USP Thành Công

USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật lên giữa hàng vạn đối thủ khác. Bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp – những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được. USP phải nêu bật được lợi ích mà khách hàng được nhận.  Cho họ thấy những gì mà các đối thủ khác không thể mang lại cho họ hoặc không thể bắt chước được. Và sản phẩm của bạn phải hấp dẫn để lôi kéo những khách hàng mới.

Ví dụ về các USP độc đáo của các công ty lớn trên thế giới:

  • Domino’s Pizza: Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí”.
  • M&M: Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”.
  • FedEx : Chúng tôi giao hàng ngay cả trong đêm”.

Doanh nghiệp chỉ nên tập trung chính và một điểm Unique Selling Point – USP. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật lên so với đối thủ cạnh tranh vì bạn đã định vị riêng cho mình một chỗ đứng. Thay vì nỗ lực định vị mọi thứ, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một lợi điểm bán hàng độc nhất mà tạo nên vị thế riêng của mình.

Bước 4: Xác định thương hiệu.

Bạn cần xác định rằng thương hiệu của mình sẽ đi theo xu hướng nào, hình mẫu nào. Việc cụ thể hóa hình mẫu thương hiệu sẽ hướng tới sẽ giúp cho bạn thu hẹp được thị trường cạnh tranh hơn và giúp cho việc tiếp cận, gây ấn tượng tới người dùng dễ dàng hơn. Để xác định thương hiệu thì bạn cần tạo một sơ đồ định vị thương hiệu như hình bên dưới

 

cac-buoc-de-dinh-vi-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-1
sơ đồ định vị thương hiệu

Bước 5: Định vị thương hiệu

Dưới đây là 9 phương pháp định vị bạn có thể áp dụng:

  1. Định vị dựa vào chất lượng
  2. Dựa vào giá trị
  3. Định vị dựa vào tính năng
  4. Dựa vào mối quan hệ
  5. Định vị dựa vào mong ước
  6. Dựa vào vấn đề / giải pháp
  7. Định vị dựa vào đối thủ
  8. Dựa vào cảm xúc
  9. Định vị dựa trên công dụng

Tìm hiểu thêm về phương pháp định vị thương hiệu tại: 9 phương pháp định vị thương hiệu doanh nghiệp

4. Kết luận

Trên đây là những thông tin về định vị thương hiệu và cách để bắt đầu xây dựng kế hoạch định vị cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng những thông tin trên mà Appon mang lại sẽ giúp mọi người có cơ sở để xác định đúng đắn định vị thương hiệu nhãn hàng mình đang phụ trách nhé!

 

Duy Thành