Hiện nay tình hình tăng doanh thu của các doanh nghiệp trở nên khó khăn do sự ra đời hàng loạt của các công ty cạnh tranh cũng như ảnh hưởng từ dịch bệnh. Lượng cung lớn hơn lượng cầu. Để không bị đào thải thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện các chiến dịch marketing mạnh và hiệu quả hơn để có thể tăng doanh thu. Ngày nay. gamification marketing đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Vậy, sử dụng gamification marketing để gia tăng doanh thu liệu có phải lựa chọn tiếp thị khách hàng hợp lí không? Hãy cùng AppOn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Gamification là gì?
Gamification là một kỹ thuật mà các nhà thiết kế chèn các yếu tố của một trò chơi để tăng cường sự tương tác của người dùng với một sản phẩm hoặc dịch vụ. Bằng cách đưa các tính năng thú vị phù hợp như bảng xếp hạng thành tích và huy hiệu vào hệ thống hiện có. Nhà thiết kế tìm cách chạm vào mong muốn của người dùng để họ thích sử dụng nó.
Lý do nên chọn lựa Gamification marketing trong việc giúp tăng doanh thu
Cơ bản thì gamification chính là đưa các yếu tố trò chơi vào trong các hoạt động quảng cáo marketing thông thường. Từ đó giúp tạo được sự hứng thú hơn trong các hoạt động tiếp thị tới khách hàng. Thật ra, gamification đã có từ lâu. Những chiếc thẻ thành viên của một thương hiệu nào đó. Những lần vào siêu thị và cố gắng mua đủ hóa đơn với giá trị được yêu cầu để có một lần rút thăm trúng thưởng hay quay vòng quay may mắn… Các trò chơi hoặc các dịch vụ có chứa gamification căn bản chung đều hướng tới khách hàng. Kéo họ tới doanh nghiệp của mình.
Đối với marketing. Gamification là các chiến dịch mini game để khách hàng vừa vui chơi, vừa nhận thưởng. Đối với marketing truyền thống, minigame thường được tổ chức offline ở những khu trung tâm thương mại đông đúc để thu hút lượng khách ghé tới khu vực bán hàng của mình. Từ đó tăng số lượng khách hàng tham gia được nhiều hơn. Còn với hiện nay,mạng xã hội và các dịch vụ internet phát triển mạnh, gamification thường sử dụng online với các minigame được sử dụng để tiếp cận tới từng người, từng tài khoản mạng một. Việc sử dụng gamification marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận tới lượng khách hàng cực kì lớn bằng phương pháp mời họ chơi game. Liệu có ai nỡ từ chối tham gia một trò chơi có lợi cho mình chứ?
2. Lợi ích của gamification trong tăng doanh thu
2.1 Dễ dàng thu thâp dữ liệu khách hàng
Đầu tiên là dữ liệu về hành vi khách hàng, thông qua Gamification Marketing. Chúng ta có thể biết được rõ những tương tác của khách hàng với trò chơi đó. Biết được khách hàng thích gì, không thích cái gì; Loại khuyến mại nào được nhiều người thích nhất, dạng chương trình nào được nhiều người tham gia… Đó đều là những dữ liệu quan trọng giúp cho doanh nghiệp trong việc hiểu về khách hàng và sản phẩm của mình.
Việc xin thông tin chi tiết của khách hàng luôn là vấn đề nhạy cảm và khó nhăn, thậm chí còn khiến nhiều người sợ hãi và cảm thấy doanh nghiệp đang muốn lợi dụng họ. Không ai muốn mình bị lộ thông tin, bị làm phiền hàng ngày hàng giờ. Nhưng câu hỏi là, nếu không có thông tin của khách hàng, doanh nghiệp sẽ mất đi một cách thức hữu hiệu để tăng doanh thu. Gamification Marketing có thể khiến khách hàng để lại thông tin của mình một cách tình nguyện và vui vẻ. Hãy để lại thông tin của bạn để chúng tôi đưa bạn lên bảng xếp hạng, để chúng tôi gửi bạn voucher, để chúng tôi tích điểm… Công việc trở nên dễ dàng hơn hẳn.
2.2 Tăng độ nhận diện thương hiệu
Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa việc tiếp cận và được khách hàng nhớ tới thương hiệu là không hề dễ dàng. Con người có xu hướng ghi nhớ khi điều đó có lợi cho mình. Với các trò chơi mang lại phần thưởng cho họ. Việc họ ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Chưa kể tới việc họ sẽ giới thiệu và chia sẽ cho những người thân quen biết đến doanh nghiệp. Với các luật chơi như chia sẻ, mời bạn bè để nhận thêm quà,… Với mối quan hệ win- win như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái mà chia sẻ cho bạn bè hơn.
2.3 Chi phí thực hiện thấp
Marketing tích hợp game không đắt như mọi người thực sự nghĩ. So với chi phí phải bỏ ra cho các phương pháp quảng cáo truyền thống thì được coi là thấp. Bằng chứng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể thực hiện tốt được hình thức marketing này.
2.4 Chiến dịch không bị chặn bởi AdBlockers
Khi đang đọc báo, xe phim. Các popup bật lên cực kì khó chịu – Chúng là biểu hiện của việc gián đoạn trải nghiệm của người dùng trên web. Do đó, rất nhiều người sử dụng phần mềm chặn quảng cáo. Điều này dẫn đến thu hẹp phạm vi tiếp cận khách hàng đối với các chiến dịch marketing và gây lãng phí tiền bạc cho nhiều doanh nghiệp. Cái hay của gamification là nó thường là sử dụng sự chủ động tự tham gia cua khách hàng. Vậy nên không dễ bị chặn như các hình thức khác. Đây là lý do tại sao bạn không nên ngần ngại thêm nó vào trong chiến dịch marketing của mình.
Ngoài ra, mini game hiện nay còn có thể giúp bạn kiểm soát lượt chơi, lượt trúng, số quà đã trao, số người nhận quà giúp bạn kiểm soát được phần thưởng, tránh những thất thoát không đáng có.
3. Ứng dụng Gamification như nào để tăng doanh thu?
Tất cả các mục tiêu trong chiến dịch marketing cũng đều hướng đến hoạt động Tăng doanh thu. Từ những việc nhỏ như tăng nhận diện thương hiệu, tăng tương tác với khách hàng cho đến tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng khách hàng trung thành sau cùng sẽ đều giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp nhiều hơn. Quan tâm nhiều hơn tăng được số lượng sản phẩm mua và tăng được nhiều khách hàng hơn.
Từ tính chất bắc cầu. Ta thấy rằng. Nếu gamification có thể giúp mang lại những hiệu quả trên. Thì việc dùng mini game chắc chắn cũng sẽ mang lại được hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu. Gamification không phải là “tuyệt chiêu” riêng của các thương hiệu lớn. Bạn không cần phải là nhà phát triển game vì gamification rất dễ để tạo lập và có thể nhanh chóng áp dụng vào chiến lược marketing hiện tại của thương hiệu. Khi chiến dịch marketing chạy hiệu quả, lượng khách hàng biết đến sản phẩm nhiều. Chắc chắn là doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên. Vậy nên việc tạo một chiến dịch marketing tốt là điều cần thiết.
Dưới đây 3 hình thức Gamification phổ biến và hiệu quả nhất mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng.
3.1. Vòng quay may mắn
Một số yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của trò chơi này có thể kể đến như:
- Cơ hội nhận được phần thưởng dễ dàng với ít thao tác
- Option nổi bật, độc đáo
- Thương hiệu được toàn quyền kiểm soát việc thiết lập vòng quay. Từ loại giải thưởng, số lượng lát vòng quay, màu sắc, nội dung,…
3.2. Mini game câu đố
Một hình thức mini game phổ biến khác là mini game câu đố. Với trò chơi này. Thương hiệu sẽ tạo một bộ câu hỏi cả trắc nghiệm và tự luận đơn giản có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ muốn quảng cáo để người dùng tham gia trả lời và nhận phần thưởng. Trò chơi câu đố có khả năng hấp dẫn tất cả mọi người chơi ở mọi độ tuổi. Độ khó của trò chơi hoàn toàn do doanh nghiệp lựa chọn. Điều này giúp doanh nghiêp chủ động hơn trong chiến dịch.
3.3. Game riêng biệt mang thương hiệu của công ty
Với những doanh nghiệp mong muốn tạo một sân chơi lâu dài cho người dùng, sản xuất game riêng biệt là giải pháp tối ưu. Khi thu hút được khách hàng tới với tựa game của mình và giữ họ thành những khách hàng trung thành. Khi đó gamification không chỉ là công cụ tiếp cận quảng cáo khách hàng mà còn trở thành công cụ mang lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Hình thức này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp tầm trung và doanh nghiệp lớn. Việc duy trì một trò chơi liên tục và lâu dài không hề rẻ. Nếu không biến trò chơi trở thành công cụ kiếm tiền mà chỉ sử dụng để quảng cáo và tiếp thị tới khách hàng thì nó không phải giải pháp tối ưu.
4. Kết luận
Để tồn tại và phát triển lâu dài theo thời gian. Bạn cần theo kịp và đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Khách hàng hiện nay ngày càng coi trọng những trải nghiệm thú vị. Điều này cũng quan trọng như chính sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Muốn khách hàng bỏ tiển ra mua sản phẩm, không chỉ sản phẩm tốt thôi là đủ. Nó còn rất nhiều yếu tố từ tâm lí, khả năng của nhân viên tại doanh nghiệp; trải nghiệm của khách hàng, ấn tượng của khách hàng với công ty… Tất nhiên, việc cung cấp những trải nghiệm nào trong chiến dịch marketing là tùy thuộc vào bạn. Dù có là như nào thì cuối cùng thứ mọi người hướng đến vẫn là để tăng doanh thu.
Hy vọng qua bài viết này. Mọi người có thể hiểu hơn được về gamification marketing. Cách sử dụng và lợi ích của nó mang lại cho việc gia tăng doanh thu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại trong những bài viết khác của AppOn.
Xem thêm: Cải thiện định vị thương hiệu với Gamification! Tại sao không ?