Trong lĩnh vực bán hàng, có một vị trí thường xuyên được nhắc đến nhưng lại rất ít người hiểu rõ về nó. Đó chính là nhân viên sale marketing. Vậy nhân viên sale marketing là gì? Có khác biệt gì với nhân viên sale thông thường? Công việc của nhân viên sale marketing có những gì? Hãy cùng Appon tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Sale marketing là gì?
Sale hiểu cơ bản là bán hàng hoặc bán dịch vụ. Công việc cần làm là tư vấn, thương lượng giá bán, thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt để thu về lợi nhuận. Còn marketing là làm vềtìm hiểu thị trường, quảng cáo, lên kế hoạch tiếp cận khách hàng…. Để tạo lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Qua đó ta có thể hiểu sale marketing như sau: “sale marketing là công việc bán hàng thông qua làm thị trường hay gọi là tiếp thị bán hàng.”
Đặc trưng của công việc sale marketing này là nhân viên bán hàng phải trực tiếp tiếp cận với khách hàng. dùng khả năng tư vấn, thuyết phục nhằm giúp khách hàng lựa chọn các dịch vụ, sản phẩm của bạn.
2. Công việc của một nhân viên sale marketing là gì?
Sale marketing là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. Được các doanh nghiệp hết sức quan tâm và chú trọng. Đây là công việc quan trọng. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, doanh thu thậm chí là sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì thế nên công việc của một nhân viên sale marketing là rất quan trọng. Các công việc mà nhân viên sale marketing cần làm :
- Nhận kế hoạch, ý tưởng từ lãnh đạo và triển khai nghiên cứu.
- Nghiên cứu thị trường, đo lường để tối ưu hiệu quả chiến dịch đang thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch marketing với đội nhóm.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Chăm sóc, duy trì mối quan hệ với họ để chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành.
- Thực hiện các công việc marketing quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp.
- Thông qua các hoạt động PR, quảng cáo truyền thông để tiếp cận và thu hút khách hàng tới những sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- Gặp gỡ, đàm phán và thương lượng với khách hàng. Lập hợp đồng mua bán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh với sales và trưởng phòng marketing.
Kỹ năng cần có của một nhân viên sale marketing là gì?
Bạn cần một số kỹ năng sau để trở thành một nhân viên sale marketing giỏi:
- Luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng.
- Học hỏi nâng cao kĩ năng nghề nghiệp bản thân.
- Khả năng nắm bắt xu hướng mới nhất.
- Nhanh nhẹn, linh hoạt và lạc quan. Luôn tạo tinh thần tích cực để có thiện cảm với mọi người, với khách hàng.
- Nắm vững kỹ năng tư vấn và thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng chốt sale.
Kỹ thuật bán hàng và tiếp thị tốt là thế nào?
Làm thế nào việc bán hàng và tiếp thị đạt được mục tiêu? Các kế hoạch cuả các doanh nghiệp đều khác nhau từ thời gian, văn hóa ngành và văn hóa của từng công ty. Vậy yếu tố cốt lõi để tạo được một kế hoạch sales marketing tốt là gì? Hãy cùng tìm hiểu về một số kỹ thuật bán hàng và tiếp thị phổ biến tạo nên một chiến dịch sales marketing hiệu quả.
Kỹ thuật bán hàng
- Nắm bắt được hạn chế cơ hội: Ý tưởng về một ưu đãi trong thời gian giới hạn rất phổ biến trong kinh doanh bán hàng. Tạo ra cảm giác khan hiếm lợi ích là một chiến thuật được sử dụng rộng rãi. Cơ hội hạn chế có thể bị giới hạn bởi thời gian hoặc tính khả dụng. Nhân viên sale marketing cần nắm được tâm lí người tiêu dùng để có thể đưa ra kế hoạch phù hợp.
- Tập trung vào “điểm đau” của khách hàng: Một nhân viên sale marketing làm việc hiệu quả là người biết giúp làm nổi bật lợi ích của sản phẩm, dịch vụ . Nhân viên bán hàng cần nắm được những thách thức hàng ngày mà khách hàng phải đối mặt và tập trung vào cách sản phẩm có thể giải quyết những vấn đề đó. Việc đánh vào các “điểm đau” của khách hàng có thể giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng bằng cách thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp tới khách hàng.
- Chốt sales giả định: Việc chốt sales giả định đặt khách hàng vào tình huống là họ đã đồng ý mua sản phẩm. Ví dụ như thay vì hỏi: “bạn có muốn thử dịch vụ này không?” Thay có thể hỏi là: “khi nào bạn sẽ sử dụng sản phẩm để chúng tôi lên lịch giao hàng?”
- Outbound marketing: Outbound marketing bao gồm quảng cáo truyền hình, tờ rơi, email trực tiếp. Outbound marketing có tác dụng tạo ra nhận thức rộng rãi trong đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Inbound Marketing: Ý tưởng cốt lõi đằng sau Inbound Marketing chính là giáo dục khách hàng trước khi thu hút họ.
3. Sự khác biệt giữa nhân viên sale và sale marketing là gì?
Nhiều người vẫn thường nhầm nhân viên sale và nhân viên sale marketing là một. Thực tế. Dù 2 vị trí này đều có chung một mục đích giải quyết khâu bán hàng cho doanh nghiệp. Nhưng giữa sale và sale marketing có nhiều điểm khác biệt:
- Nhân viên sale chỉ đơn thuần là công việc bán các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. nhân viên sales sẽ tác động vào người bán hoặc khách hàng. Sales sẽ phải thương lượng, đàm phán về giá sản phẩm. Thuyết phục khách hàng mua để thu về lợi nhuận. Nhiễm vụ của một nhân viên sale là theo dõi khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chốt sale, chăm sóc khách hàng….
- Trong khi đó nhân viên sales marketing phải bỏ nhiều công sức hơn. Không chỉ bán hàng. Nhân viên sales marketing còn đóng vai trò là người tư vấn. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. sale marketing chủ yếu tác động tới người tiêu dùng để tạo ra sức kéo. Họ phải thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để khách hàng biết tới dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Trách nhiệm của nhân viên sale marketing là tạo nhận thức cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tăng tương tác tới khách hàng. Chuyển đổi khách hàng, duy trì khách hàng.
4. Kỹ năng để trở thành một chuyên gia sale marketing là gì?
4.1. Kĩ năng lắng nghe, thấu hiểu
Sale marketing hoạt động với mục đích chính là thúc đẩy hoạt động đầu ra làm tăng doanh số bán. Do đó việc biết cách lắng nghe và thấu hiểu khách hàng là điều rất cần thiết. Bởi vì so với việc chỉ chú trọng vào doanh số mà bỏ quên đi nhu cầu của khách hàng. Ta có thể bán được tạm thời nhưng không bán được lâu dài. Khi lượng khách hàng trung thành mất đi thì cũng là lúc mà hoạt động buôn bán bị ngưng trệ nên trước khi tư vấn, tiếp thị thì bạn nên đặt mình vào vị trí khách để biết họ cần gì.
4.2. Nâng cao năng lực bản thân
Không riêng sale marketing mà bất kỳ một công việc nào cũng đều cần sự cố gắnỗ lực nâng cao năng lực của bản thân. Khi mà năng lực được cải thiện thì công việc cũng diễn ra thuận lợi hơn, áp lực sẽ giảm xuống. Hơn nữa, điều này còn thúc đẩy quá trình thắn tiến của bạn bởi năng lực cao, doanh số tốt chính là căn cứ tốt nhất để cấp trên đánh giá bạn.
4.3. Luôn kết nối với thế giới
Với sự phát triển của Internet. Hoạt động buôn bán, trao đổi phát triển kinh doanh giờ đã không còn chịu rào cản về khoảng cách. Để không bị lạc hậu thì bạn phải biết cách gia nhập vào thế giởi phẳng đó. Điều này rất có ý nghĩa với công việc sale marketing đặc biệt là người làm trong các Digital Marketing bởi nó giúp bạn quảng bá sản phẩm đến số lượng khách hàng lớn và chiếm được lòng tin của họ tốt hơn. Một số ứng dụng hỗ trợ lớn công việc này như: Facebook, Instagram, Google, Twitter…
4.4. Linh hoạt
Người làm sale marketing không được cứng nhắc, bảo thủ. Nhân viên sale marketing phải gặp gỡ nhiều người. Va chạm với các tình huống khác nhau do cần sự linh hoạt trong xử lý mọi việc. Điều này đóng vai trò rất lớn quyết định đến việc bạn có thành công với nghề này hay không nên bạn phải đặc biệt chú ý.
4.5. Lạc quan
Đâu phải lúc nào bạn cũng có thể làm mọi chuyển xuôn sẻ. Sẽ có nhiều lúc ta không thể thuyết phục khách hàng được. Trong những trường hợp ý, bạn nên lạc quan. Hãy có định hướng cho bản thân mình và đừng bao giờ từ bỏ . Nếu bạn có cố gắng, có niềm tin, tâm lí thoải mái. Chắc chắn các kỹ năng sẽ được cải thiện nhanh và thành công cũng sẽ tới với bạn.
4.6. Trau dồi kỹ năng đàm phán thuyết phục
Công việc sale marketing phải gặp gỡ, đàm phán thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Do đó,kỹ năng đàm phán thuyết phục là vô cùng quan trọng. Bạn cần phải nâng cao kĩ năng đàm phán thuyết phục của bản thân nếu muốn bản doanh số của mìnhtốt hơn. Để làm được điều này bạn hãy bắt đầu từ kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, có kiến thức sâu rộng về sản phẩm và phải hiểu được tâm lý khách hàng.
5. Cơ hội việc làm của ngành sale marketing
Với sự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp đã tạo nên một thị trường kinh doanh sôi động. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và có cơ hội phát triển tại thị trường này thì đòi hỏi phải tạo được sự khác biệt. Để làm được điều này. Sản phẩm tốt chỉ là một phần. Chiến lược Marketing, bán hàng mới là điều quan trọng. Bởi vậy nên 100% doanh nghiệp hiện nay đều tuyển dụng vị trí ale Marketing. Điều đó biến cơ hội việc làm của ngành nghề này trở nên vô cùng rộng mở.
6. Mức lương của nhân viên sale marketing
Sale marketing đang nằm trong top đầu ngành nghề sở hữu mức lương cao nhất. Theo ghi nhận, một cử nhân chuyên ngành Marketing có thể kiếm được từ 10 đến 25- 30 triệu đồng mỗi tháng. Tùy theo mức độ kinh nghiệm, chuyên môn nghề nghiệp mà thu nhập của bạn trong ngành nghề này có thể lớn hơn. Ngoài ra. chế độ đãi ngộ và điều kiện thăng tiến đối với người làm sale marketing cũng rất tốt.
7. Kết luận
Trên đây là các thông tin giải đáp thắc mắc sale marketing là gì mà AppOn muốn gửi đến bạn đọc. Trong điều kiện kinh tế hiện nay. Người có khả năng tạo nên nét khác biệt hỗ trợ tốt hoạt động kinh doanh sẽ rất được coi trọng, trọng dụng và có cơ hội thăng tiến lớn. Nếu bạn đam mê kinh doanh, muốn tìm hiểu thị trường, khách hàng thì đây chính là một ngành nghề tốt để bạn định hướng tương lai. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.