Gamification là công cụ giúp cho cho các doanh nghiệp thực hiện việc thúc đẩy người tiêu dùng biết đến thương hiệu và tương tác với họ nhiều hơn qua các ứng dụng trò chơi đơn giản. Bởi vậy nên Gamification dần trở thành một trong những công cụ đắc lực để truyền thông. Khi xu thế sử dụng các ứng dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tăng sức hút tới khách hàng. Việc ứng dụng Gamification cũng khiến các th ương hiệu trở nên nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng. Vậy để có thể áp dụng công cụ trên vào việc marketing của doanh nghiệp. Ta cần phải biết những điều gì? Cùng Appon tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Những điều cơ bản cần biết về gamification?
1.1 Gamification là gì?
Hiểu đơn giản là các doanh nghiệp sẽ lồng ghép thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của mình vào một trò chơi thông qua những hình ảnh, nội dung liên quan. Khi khách hàng tham gia trò chơi. Họ sẽ dễ dàng tiếp cận được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải và đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng để nhận diện thương hiệu, chăm sóc khách hàng, cung cấp thông tin, bán hàng cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi tham gia các trò chơi còn mang lại cho người tham gia cơ hội đạt được những phần thưởng giá trị nhằm tạo động lực cho họ. Một cách quảng cáo và tạo sự kiện thu hút khách hàng. Với kịch bản trò chơi độc đáo, thú vị. Khách hàng tham gia sẽ cảm thấy vô cùng hứng thú và sẽ có nhiều thiện cảm cũng như có sự ghi nhớ thương hiệu nhiều hơn.
Một số trò chơi thường thấy là Vòng quay may mắn, Click nhận xu, Quay số trúng thưởng,.… cùng rất nhiều hình thức minigame 2D 3D khác. Những trò chơi này sẽ được thiết lập tương thích trên nhiều nền tảng từ website đến app, banner, social media,… Ngoài ra. Trò chơi đảm bảo sẽ được tối ưu hết mức để có thể để có được khả năng tiếp cận khách hàng cao nhất.
1.2 Tầm quan trọng của Gamification trong marketing hiện đại.
Khi Gamification áp dụng vào việc tiếp cận khách hàng. Người dùng sẽ có những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị hơn nhiều so với quảng cáo thông thường. Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo dựng được niềm tin và thiết lập mối quan hệ bền vững lâu dài với họ, biến những khách hàng tiềm năng trở thành lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Gamification khuyến khích các khách hàng tham gia và tương tác cao hơn bằng các hình thức khen thưởng. Công nhận khi họ đạt được điều gì đó.
Gamification có thể sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau như: Tuyển dụng, quản lý dự án marketing,.. Đều có thể sử dụng gamification để tăng trải nghiệm người dùng.
2. Các lợi ích của việc áp dụng Gamification trong marketing.
2.1 Tạo sự gắn kết với khách hàng
Trò chơi sẽ mang đến niềm vui và sự giải trí cho người dùng. Từ đó tạo nên sự gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp. Sử dụng những yếu tố trong game vào quá trình mua hàng cũng như chính sách chăm sóc khách hàng sẽ tạo ra những lợi thế về nhận diện cũng như tăng sự gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu.
2.2 Duy trì sự tương tác từ khách hàng
Những marketer hiểu rằng. Khó khăn của doanh nghiệp luôn là làm sao không chỉ thu hút khách hàng mà còn tăng tỷ lệ quay lại của khách hàng. Gamification chính là câu trả lời. Một trong những lợi ích quan trọng của việc ứng dụng Gamification đó là việc có thể tạo phần mềm đo lường để theo dõi tương tác của người tham gia. Với tính năng trên. Marketer có thể dễ dàng nắm được hành vi của khách hàng. Từ đó có thể lên kế hoạch marketing tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Các minigame đòi hỏi mức độ tương tác cao, không giống như quảng cáo video thông thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Mặc dù truyền hình có lượng khán giả theo dõi lớn. Con người có xu hướng chú tâm vào điện thoại trong lúc xem quảng cáo hơn. Sự tương tác khi chơi trò chơi có sự chủ động (thu thập thông tin) hơn so với các phương pháp quảng cáo bằng video, bài viết,… khách hàng tiếp cận nó bị động hơn (tiếp nhận thông tin)
Trong thời đại không gian số hiện nay. Mọi người đều sử dụng di động để giải trí, đa phần mọi người sẽ không quan tâm đến tính thương mại của các trò chơi. Bên cạnh đó. Các minigame hoàn toàn có thể vừa cung cấp tính giải trí, lại truyền tải nhận thức về sản phẩm/dịch vụ một cách tự nhiên. Không tạo sự khó chịu cho khách hàng. Còn gì tuyệt vời hơn khi có thể tiếp cận tới khách hàng để quảng cáo mà lại không gây sự khó chịu, lại còn mang đến sự giải trí cho người dùng.
2.3 Tạo sự thu hút thông qua phương thức truyền miệng.
Như đã nói ở trên. Việc ứng dụng Gamification trong marketing thu hút người dùng bởi sự độc đáo. Thú vị cũng như tính giải trí mà nó mang lại. Con người ta có xu hướng sẽ chia sẻ hay gợi ý với người quen về thứ họ vừa trải nghiệm. Doanh nghiệp có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội để kích thích người dùng chia sẻ những trải nghiệm, tag bạn bè, người thân, hay thậm chí đưa ra những nội dung cảm nhận về thương hiệu. Từ đó lượng người biết đến trò chơi cũng như chiến dịch marketing của doanh nghiệp sẽ gia tăng.
2.4 Khuyến khích những tương tác sâu hơn
Khi khách hàng tương tác với trang web, app hoặc thương hiệu. Họ sẽ đầu tư nhiều hơn từ thời gian, tiền bạc vào những nền tảng này. Hình thức truyền thông quảng cáo thông qua gamificantion rất thành công trong việc khuyến khích khách hàng tương tác với thương hiệu. Khi khách hàng tham gia vào các mini game mà cảm thấy thích thú vì nội dung trò chơi hoặc phần thưởng trong trò chơi. Doanh nghiệp sẽ níu chân khách hàng lại lâu hơn với sản phẩm của mình. Khi khách hàng đã tiếp cận lâu với sản phẩm thì sẽ thúc đẩy cho họ sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Việc ứng dụng Gamification giúp tăng cường kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng hơn rất nhiều. Tạo hiệu quả tiếp thị cao hơn và tự động hóa hơn.
2.5 Đa nền tảng
Ngày nay mọi người đều sở hữu thiết bị di động và thói quen sử dụng internet liên tục trong thời gian dài. Chỉ cần khách hàng sở hữu 1 chiếc điện thoại di động và sử dụng các nền tảng xã hội. Doanh nghiệp đều có thể sử dụng các trò chơi để thu hút người dùng. Cho dù là smartphone, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn,…các ứng dụng game hay minigame đều có thể được định dạng và chuyển đổi tối ưu phù hợp với từng nền tảng. Giúp phạm vi tiếp cận của chiến dịch ứng dụng Gamification được mở rộng hơn.
Giống như các sản phẩm minigame tại Appon. Ta có thể tích hợp và phát hành game trên nhiều loại nền tảng khác nhau. Từ pop-up trên website, landing page, app, fanpage,…. Từ đó, tùy vào loại hình thiết bị mà người dùng thường sử dụng có thể tiếp cận các trò chơi một cách dễ dàng nhất.
2.6 Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng
Việc xin thông tin cá nhân của khách hàng luôn là một việc nhạy cảm và khó khăn. Tuy nhiên, khi ứng dụng Gamification Marketing. Khách hàng sẽ để lại thông tin cá nhân một cách tình nguyện. Ví dụ như để lại thông tin để tích điểm, nhận voucher hay để đăng lên bảng xếp hạng…. Việc thu thập thông tin khách hàng theo cách làm này vừa mang lại hiệu quả mà lại không làm khách hàng cảm thấy khó chịu. Và thông qua việc làm này. Doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng thích gì, không thích gì,dạng trò chơi nào, dạng chương trình nào được nhiều người quan tâm nhất. Đó đều là những dữ liệu quan trọng cho các chiến dịch marketing trong tương lai.
2.7 Tối ưu độ phủ sóng trên thị trường
Trò chơi là hình thức giải trí không giới hạn về độ tuổi. Chúng hấp dẫn cả người già lẫn người trẻ. Nếu như doanh nghiệp đang tìm cách thu hút người tiêu dùng ở mọi độ tuổi. Thì áp dụng gamification marketting thông qua các game-minigame hiện là phương thức dễ tiếp cận nhất đối với thị trường khách hàng rộng lớn như vậy.
Vì sao việc ứng dụng Gamification dưới hình thức game trên thiết bị di động lại mang lại nhiều như vậy. Ta hãy xem qua các thông số sau:
– Hơn 80% người dùng smartphone có tải game về điện thoại.
– Hơn 50% trong số đó chơi game hàng ngày. Khoảng 30% dành khoảng 1-2 giờ chơi game mỗi ngày.
– Tỉ lệ về giới tính gần như là tương đương nhau với 48% là -nữ và 52% là nam. Những con số này cho thấy thị trường hiện nay vô cùng rộng lớn và đa dạng.
Chỉ cần biết tận dụng sự phát triển đó vào trong chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp. Thông qua việc ứng dụng Gamification trong marketing, doanh nghiệp sẽ thu về những thành quả đáng kể.
2.8 Chi phí hợp lí
Các marketer biết chi phí cần thiết để vận hành các chiến dịch truyền thông tiếp thị truyền thống là khá cao. Và con số đó còn tăng cao hơn nếu phạm vi chiến dịch lớn hơn. Việc sử dụng Gamification hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề đó. Đối với các chiến dịch lớn. Đòi hỏi có kịch bản kỹ lưỡng cùng hệ thống lập trình, vận hành chi tiết. Việc bỏ ra các chi phí lập trình, vận hành cũng như truyền thông cực kì tốn kém.
Vậy, Gamification giải quyết được vấn đề chi phí ở chỗ nào? Với sự phát triển chóng mặt của các nền tảng xã hội, nền tảng thiết kế. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tạo nên một minigame đơn giản và phát hành trên website, fanpage,… Những minigame này có chi phí phải chăng hơn. Thiết kế cũng đơn giản và mang lại hiệu quả không thua gì nhiều tựa game lớn. Từ đó ta thấy. Không chỉ tăng tỷ lệ chuyển đổi tức thời. Gamification còn có thể giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các SME. Tăng độ nhận diện thương hiệu, độ phủ sóng, khả năng thu thập dữ liệu của đối tượng khách hàng tiềm năng….
3.Ưu điểm và nhược điểm của Gamification trong marketing
3.1 Ưu điểm
Gamification giúp doanh nghiệp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành và đối tác. Việc tặng thưởng cho họ có thể tạo sự tin tưởng, trung thành và sự tích cực của khách hàng đối với doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp cải thiện định vị thương hiệu bản thân
Gamification liên quan tới thành tích và mức độ cạnh tranh đến từ phía mọi người. Ai cũng muốn được để ý và nhận quà. Việc con người có thành tích cao hơn người khác trong việc thực hiện trò chơi sẽ mang đến cho họ một cảm thấy có được 1 thành tích nào đó. Điều này sẽ giúp họ vui vẻ và thỏa mãn.
Gamification giúp doanh nghiệp định hình và xác định đúng các đối tượng khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có thể phân chia cấp bậc khách hàng tiềm năng của mình thông qua việc thời lượng chơi game. Từ đó có thể đưa ra những đề xuất cá nhân đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
3.2 Nhược điểm
Mọi người có những lúc thường áp dụng Game theo 1 cách chung chung. Một vài doanh nghiệp nhận định rằng bằng việc bổ sung bảng xếp hạng và thành tựu cho một số quy trình. Họ đã xây dựng lên trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, gamification còn có thể tạo ra những điều hơn thế. Doanh nghiệp cần tạo ra thế cân bằng cho việc hợp tác và cạnh tranh nhằm thiết lập một kế hoạch marketing hiệu quả.
Việc ép buộc tham gia vào Gamification là không nên. Bởi khi đó giữa nhân viên và khách hàng chưa có sẵn niềm vui và sự cạnh tranh vốn có, làm họ tụt hứng và không mong muốn tiếp tục.
Việc tạo nên một trò chơi thú vị và hấp dẫn cho người chơi không phải là điều dễ dàng. Điều này là một thách thức cho các nhà thiết kế phải thúc đẩy trò chơi luôn đổi mới để duy trì tính vui vẻ và tạo động lực cho các trò chơi.
4. Một vài sai lầm hay gặp phải khi triển khai Gamification
Khi thực hiện bất kì cái gì cũng có thể xảy ra lỗi. Có thể gây ảnh hưởng tới cả một dự án. Gamification cũng ngoại lệ. Khi mới bắt đầu với gamification bạn sẽ thường phải gặp những lỗi sau đây:
- Xây dựng thành trò chơi: Phát triển các tính năng của trò chơi một cách mất kiểm soát. Khiến chúng làm lệch hướng mục đích ban đầu là sử dụng để tiếp thị quảng cáo.
- Thao túng người dùng: Người tạo game cần phải xác định là cho người dùng cảm giác vui chơi, giải trí. Không sử dụng để lừa đảo và điều khiển khách hàng theo hướng xâm phạm vào lợi ích cá nhân.
- Lầm tưởng rằng gamification luôn tạo sự hấp dẫn: Gamification là một cách thích hợp để giúp việc tiếp cận khách hàng trở nên thoải mái và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn đúng. Nếu như áp dụng sai có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Xem nhẹ gamification và lên kế hoạch cẩu thả: Để có thể củng cố trải nghiệm người dùng thì các bạn cần phải có một chiến lược tiếp cận phù hợp.
5. Những chú ý khi triển khai gamification vào marketing.
5.1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Đây là điều quan trọng nhất. Nếu bạn không hiểu rõ khách hàng của mình. Bạn sẽ chỉ đốt tiền vào chiến dịch marketing của mình mà không có được kết quả tương xứng.
Việc thiết lập 1 danh sách xem khách hàng của bạn là ai, họ có sở thích gì, hay sử dụng nền tảng nào để truy cập internet,… sẽ giúp bạn xây dựng được kịch bản Game phù hợp với họ hơn.
5.2 Tiến hành các nghiên cứu trước khi đưa vào chiến dịch
Hãy thử các trò chơi đã được tạo để hiểu được cách họ làm việc. Loại phần thưởng họ cung cấp và cách họ kết hợp vị trí sản phẩm. Không có gì tốt hơn để hình thành chiến lược trò chơi của riêng bạn như thử những gì người khác đã làm để xem liệu bạn có thể xác định các phương pháp này có phù hợp với mục tiêu marekting của bạn hay không.
Bạn nên tìm hiểu từ những phần mềm, công cụ tạo game/minigame. Ví dụ như với Appon. bạn có thể tự tạo những minigame hoặc các app báo lịch, sự kiện tới khách hàng đơn giản. Việc tìm hiểu và học cách sử dụng sẽ không khó khăn khi bạn có thể liên hệ với các chuyên gia để nhận được tư vấn và hướng dẫn cách làm các ứng dụng giúp tăng trưởng doanh số và khả năng tiếp cận khách hàng.
Các trò chơi thường có tính năng chia sẻ, ghi điểm và phần thưởng. Sự tham gia thực hành là một cách để hiểu rõ hơn những gì có thể thu hút được khách hàng. Dựa trên chính phản ứng của chúng ta.
5.3 Thiết lập các ưu đãi
Xác định những gì bạn có thể bỏ ra. Có thể đấy là mẫu sản phẩm hoặc phiếu thưởng khuyến mại. Đó là do điều kiện và tùy từng dự án to hay nhỏ. Cần có một động lực rõ ràng để làm cho trò chơi hoạt động với khách hàng hiệu quả. Ta có thể bỏ ra những gì, thu lại những cái gì. Khách hàng cần những điều gì. Tất cả đều cần xem xét kĩ để tránh dự án thất bại. Ngoài ra nên xem xét những ưu đãi mà đối thủ cạnh tranh đã từng áp dụng hoặc hỏi khán giả xem họ muốn nhận gì.
5.4 Tối ưu hóa trò chơi
Trò chơi cần có các yếu tố viral và mục đích chính luôn là khiến người tham gia nhận được những phần quà liên quan tới thương hiệu. Giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Vì vậy, việc đơn giản hóa trò chơi là rất cần thiết.
Nếu yêu cầu trò chơi quá phức tạp. Người tham gia sẽ nhanh chán nản và không tiếp tục chơi. cần phải biết cách làm đơn giản hóa nhưng vẫn phải tạo nên sự thích thú cho người tham gia. Cũng đừng biến trò chơi thành 1 game không có thử thách khiến người chơi cảm thấy nhàm chán. Tất cả tùy thuộc vào sự sáng tạo của doanh nghiệp.
5.5 Xác định rõ mục tiêu của chiến lược Gamification
Định lượng kết quả của chiến lược gamification. Để đảm bảo nó có giá trị hoặc khi có những thay đổi bạn có thể sửa đổi ngay. Bạn có thể tích hợp các công cụ phân tích cung cấp số liệu thống kê về sự tham gia của người dùng. Bao gồm thời gian chơi và thành tích và mức độ người dùng để đánh giá khả năng người chơi để họ tiếp tục quay lại game. Nếu những thống kê này không cho thấy dấu hiệu tích cực. Thì bạn cần thực hiện những thay đổi cần thiết để thu hút khách hàng trở lại.
6. Kết luận
Muốn xây dựng gamification có tính hiệu quả cao. Người thiết kế phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao mới có thể giảm thiểu rủi ro và tránh gây lãng phí vào những thứ không cần thiết cho doanh nghiệp. Không thể phủ nhận vai trò của gamification trong marketing. Nhưng đây không phải là phương pháp tiếp cận khách hàng duy nhất và tốt nhất. Phương pháp nào cũng có mặt tốt mặt hại. Các doanh nghiệp nên có sự tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định để đưa ra giải pháp tốt nhất cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đội ngũ AppOn tổng hợp và chia sẻ!